Posts

Showing posts from January, 2023

Cách để ứng tuyển 1 vị trí mới trong ngành nhân sự (HR)

Chập chững tìm việc với những băn khoăn, lo lắng luôn là áp lực lớn đối với các bạn sinh viên năm cuối đại học. Cụ thể hơn là người mới (newbie) hay những cá nhân lần đầu chuyển việc, muốn bắt đầu hành trình tiếp cận và theo đuổi sự nghiệp nhân sự (HR). Chỉ với sự quyết tâm, nỗ lực thôi vẫn chưa đủ! Nội dung bên dưới của freeC Asia sẽ giúp các bạn tìm ra cách thức ứng tuyển với các mẹo nâng cao, phục vụ cho nhu cầu làm việc và phát triển sự nghiệp trong giai đoạn đầu của ngành nhân sự (HR). Con đường học vấn – Những yêu cầu về trình độ “đầu vào” Mọi cuộc tuyển chọn luôn có những “luật chơi” riêng biệt và ngành nhân sự (HR) cũng không ngoại lệ! Dưới đây là gợi ý 3 con đường lý tưởng có thể giúp bạn vượt qua được bài test đầu vào:  Tốt nghiệp đại học chuyên ngành nhân sự   Bằng cấp/chứng nhận có liên quan đến ngành nhân sự hoặc các lĩnh vực có phạm vi gần kề hay liên đới với ngành nhân sự như: kinh doanh; tâm lý học; tổ chức sự kiện,… (đây cũng có thể là những khóa học liên quan đ

Tại sao doanh nghiệp của bạn cần Employer Branding?

Image
Employer Branding (EB) là chủ đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm trong thời kỳ “chiến tranh nhân tài” diễn ra khốc liệt như hiện nay.  Theo Harvard Business Review, từ năm 2004 – 2008, các tập đoàn lớn như Unilever, Shell và P&G đã triển khai các chương trình xây dựng thương hiệu. Điều đó đã làm tăng sự quan tâm đến chủ đề xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng như cách họ đã làm trong thị trường tiêu dùng truyền thống. Do sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường tuyển dụng, để thu hút những nhân tài hàng đầu về làm việc cho họ.   Đọc tiếp nội dung bên dưới của freeC Asia để biết tất cả thông tin về Employer Branding, tầm quan trọng, tại sao doanh nghiệp bạn cần EB, ai là người phụ trách công việc này, chiến lược, 7 mẹo và 10 lưu ý khi bạn xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng.  Employer Branding là gì?  Employer Branding (xây dựng thương hiệu tuyển dụng) là tất cả các hoạt động mà một công ty tham gia (cố ý hoặc vô ý) quảng bá hình ảnh khác biệt của họ cho ứng viên tiềm

Cách giúp phòng nhân sự giải quyết 11 công việc cuối năm

Image
Cuối năm là thời điểm mà tất cả các phòng ban đều bận rộn với các công việc hiện tại và phải báo cáo tình hình của cả năm qua và phòng nhân sự cũng không ngoại lệ. Dù bạn là một HR mới vào nghề hay một HR lâu năm thì một danh sách (checklist) tổng hợp các việc cuối năm và cách giải quyết chúng là một điều hữu ích với bạn. Thấu hiểu điều đó, freeC Asia đã chuẩn bị giúp bạn một bài chuyên sâu như một cẩm nang giúp bạn vượt qua thời gian khủng hoảng này.  Báo cáo tình hình tuyển dụng của năm vừa qua Để có bản báo cáo cuối năm hoàn thiện, người làm nhân sự cần đảm bảo các yếu tố về số liệu, thông tin chiến lược, cụ thể, chính xác và rõ ràng. Bên cạnh đó, bạn cần đề ra những phương hướng và kế hoạch tiếp theo cho năm sau.  Đánh giá tình hình nhân sự Trước khi triển khai chi tiết, HR có thể thực hiện báo cáo quy trình tuyển dụng nhân sự. Bên cạnh đó, bạn cần có bảng tổng hợp để đưa ra nhận xét chung. Người lãnh đạo thường không trực tiếp đảm nhận vị trí này nên không thể thấu hiểu tường